09/04/2018
Điều tuyệt vời của sự phát triển không ngừng của thế giới, khi ngành in ấn ra đời đã đáp ứng nhưng nhu cầu sao lưu tài liệu khối lượng lớn. Phụ vụ cho công việc, học tập và việc lưu truyền tài liệu từ thế hệ này trước cho thế hệ sau. Phát minh ra máy in là một dấu mốc quan trọng cho sự phát triển của xã hôi cũng như lịch sử nhân loại.
Sự ra đời của chữ viết từ hàng nghìn năm trước với công việc sao chép thực hiện bằng cách thủ công. Khi đó việc sao chép một tài liệu mất rất nhiều thời gian và cả nhân lực. Vì thế, việc muốn có một bản sao trong tay phải mất không ít tiền của. Chính điều đó tạo nên dào cản để con người tiếp cận nguồn tri thức và thông tin truyền tải cho mọi người. Nhận thấy được sự bất tiện và nhu cầu tìm hiểu tri thức thông qua các tài liệu, sách vở đã thúc đẩy con người phát minh ra một cách thức sao lưu mới là in ấn.
Phương thức in ấn đầu tiên là giấy than
Hình ảnh giấy than sử dụng trên thị trường hiện nay
Được bắt nguồn từ Trung Quốc vào năm 175 sau Công Nguyên, khi Hoàng đế vương triều nhà Hán ra lệnh phong ấn và thu thập cho những cuốn sách của Khổng giáo để lưu chúng cho các thế hệ sau. Với mong muốn sở hữu bô sách vô giá đó mà không phải đánh đổi bằng cả gia sản, thì giấy than đã ra đời như một công cụ hữu ích thời bấy giờ. Giấy than đè lên bản gốc rồi chà xát nhiều lần lên ván gỗ để cho ra bản sao với nền đen chữ trắng. Hiện nay, giấy than vẫn được sử dụng cho việc sao hóa đơn tay, khi đặt giấy than kẹp giữa hai tờ giấy trắng và dùng bút viết nên thì mực trên giấy than sẽ hằn lên giấy phía sau tạo ra bản sao.
Phương pháp in khuôn
Môt bước đột phá trong công nghiệp in, khi phương thức in khuôn ra đời nhờ những người theo đạo Phật. Bằng cách khắc nổi trên một tấm ván gỗ rồi bôi mực lên trên, sau đó được dập và giấy, vải... Công nghệ in khuôn này khá thông dụng trong một số nước Đông Á khác như: Nhật Bản, Hàn Quốc... Phát triển công nghệ in hàng laotj có thể lên đến hàng triệu bản và vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp in khuôn là rất lớn. Khi một bản in ra phải tốn quá nhiều thời gian và nếu như vô tình người thợ in vô tình để xảy ra một lỗi nhỏ trên bản in thì sẽ phải bắt đầu công việc lại từ đầu.
Phương pháp in rời các văn tự
Giải quyết những nhược điểm của phương pháp in khuôn, Bi Cheng - thợ in ở triều nhà Tống đã sáng tạo ra phương pháp in rời các văn tự. Các văn tự khắc nổi trên mảnh đất sét, từ mảnh đất sét đó nung lên và gắn vào tấm sắt mỏng cho ra bản in. Bản in sẽ được cắt rời và lưu trữ cho việc in ấn về sau. Công nghệ in này nhanh chóng lan ra khắp các nước châu Á rồi sang đến Châu Âu qua con đường tơ lụa.
Công nghệ in rời của Gutenberg (người Châu ÂU)
Năm 1448, Johann Gutenberg đã ứng dựng thành công phương pháp in rời trên bẳng chữ cái alphabet. Từ chất liệu kim loại để tạo nên những ký tự rời rạc, con số, chữ cái, tiếp theo chúng được sắp xếp vào khuôn để tạo ra bản in có nghĩa trước khi in ra hàng loạt bản. Công nghệ in rời của Gutenberg có những điểm vượt trội hơn hẳn phương pháp in rời của người Trung Quốc. Với những bản in sắc nét và dễ bảo quản hơn bền hơn nhiều lần so với bản in sử dụng mực nước trước đó. Phương pháp in rời của Gutenberg nhanh chóng lan rộng khắp châu Âu chỉ trong vòng hơn 40 năm. Đây được xem như một cuộc cách mạng về công nghệ trong thời kí đó và đã được đánh giá là phát minh vĩ đại nhất trong lịch sử 1000 năm trở đây trên tạp chí Life Magaxine.
Năm 1800, lãnh chúa Stanhope đã dựa vào công nghệ in của Guntenberg để cải tiến nhờ vào cách sử dụng tấm thép nung để giảm sức lao dộng cho nhân công, nhưng không cải thiện được năng suất là mấy.
Máy in chạy bằng hơi nước
Vào năm 1811, Friedrich Koenig - kiến trúc sư người Đức đã thiết kế ra máy in chạy bằng hơi nước đầu tiên trên thế giới. Với tốc độ in khoảng 1100 trang/giờ. Sau đó, chiếc máy in của Friedrich Koenig được bán cho tạp chí Times, cải tiến thêm chức năng in hai mặt.
Máy in Lino
Hình ảnh của máy in Lino
Năm 1884, một bước chuyển mới khi máy in Lino ra đời. Sử dụng máy đánh chữ, máy in lino đã cải tiến hơn nhiều. Thay vì nhập các kí tự bằng tay thò máy Lino có khả năng nhập các ký tự bằng cách vận hành cơ học với công suất lên tới hàng triệu bản/ngày.
MÁY PHOTOCOPY FUJI XEROX S2320 CPS
Năm 1938, Công nghệ "in khô" được ứng dụng vào máy in điện tử nhờ Chester Carlson - sinh viên trường ĐH Caltech. Tuy nhiên, ý tưởng của anh không một công ty nào hưởng ứng cả. Vì họ cho rằng không cần một cỗ máy làm việc thay cho tờ giấy than. Mãi cho đến năm 1949, tập đoàn Haloid tại New York mới đồng ý với ý tưởng của Chester Carlson và biến nó thành hiện thực. Sau này, từ tên gọi công nghệ in Xerography(in khô), tập đoàn đã đổi tên thành Xerox và trở thành thương hiệu nổi tiếng thế giới hiện nay.
MÁY IN LASER ĐEN TRẮNG XEROX LASER PHASER 3155
Năm 1969, Gary Starkweather - nhà nghiên cứu thuộc tập đoàn Xerox đã ứng dụng công nghệ in laser cho ra máy in laser. Với cơ chế hoạt động tương tự như các máy photocopy nhưng có sử dụng chùm tia laser để quét làm tăng công suất cho máy đến mức tối ưu.
Máy in kim (công nghệ in ma trận điểm)
MÁY IN KIM EPSON LQ310
Năm 1970, tập đoàn công nghệ điện ttuwrMaynard cho ra mắt sảm phẩm máy in kim dựa trên công nghệ ma trận điểm. Khi vừa ra đời, máy in kim khá được ưa chuộng bởi sự đa dạng về mẫu mã và giá thành phù hợp với người sử dụng. Nhưng máy in kim cũng tồn tại không ít nhược điểm như: in với tốc độ chậm, độ phân giải thấp, gây tiếng ồn lớn khi làm việc. Những chiếc máy in kim hiện nay chủ yếu là để in các hóa dơn cho các siêu thị, cửa hàng.
MÁY IN PHUN MÀU EPSON L310
Đáp ứng nhu cầu của in ảnh với chất lượng cao, máy in phun được ra đời. Không thua kém gì máy in laser, máy in phun màu là lựa chọn hàng đầu của người dùng hiện nay khi cần in ra những bản in có màu sắc sống động đến chân thực.
Công nghệ in 3D
HÌNH ẢNH CỦA MÁY IN 3D
Thế kỉ 21, với sự bùng nổ công nghệ 4.0, công nghệ in 3D là một bước tiến vượt bậc cho ngành công nghiệp in ấn. Hứa hẹn một tương lai với sức sáng tạo vô hạn của con người.